Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

" data-dnt="true">Tweet

GD&TĐ - Hỏi: Xin được hỏi: Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện như thế nào?

 Nguyễn Văn Cường tỉnh Đồng Tháp (ngvancuong@gmail.com)

* Trả lời:

Ngày 30/5/2014 liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ban hành Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu,sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP.

Theo đó, tại Điều 11 hướng dẫn đối với người học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước như sau:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở.

- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội dừng thực hiện chi trả. 

Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật, theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện chi trả. Thời gian học lưu ban, học lại, ngừng học, học bổ sung sẽ không được tính để chi trả tiền cấp bù miễn, giảm học phí.

Kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 10 tháng/năm học (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học) và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 5 tháng (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học) vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học sinh, sinh viên chưa nhận tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

Sỹ Điền

TweetQuay lại đầu trangTAGmiễn giảm học phí, giáo dục đại học, học sinh sinh viên, nghề nghiệp, cơ sở, giáo dục, học tập, doanh nghiệp nhà nướcGửi ý kiến bạn đọcRefreshGửiTrang:1Các tin khác26-06-2014Ninh Thuận: 4 đối tượng giáo viên không được thuyên chuyển26-06-2014Tiếp nhận học sinh tỉnh khác phải có ý kiến của Sở GD&ĐT26-06-2014Thầy giáo tiếng Anh mà con yêu quý nhất26-06-2014Miễn giảm học phí cho con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 26-06-2014Trường hợp viên chức được ký kết hợp đồng không xác định thời gian25-06-2014Bảo hiểm xã hội được tính trên các khoản phụ cấp?25-06-2014Chạy hụi hàng chục tỷ đồng tiểu thương chợ Đông Ba điêu đứng25-06-2014Quy định kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sỹ25-06-2014Điều kiện nâng lương trước hạn khi có thông báo nghỉ hưu25-06-2014Cách chi trả tiền miễn, giảm học phí cho HSSV ngoài công lậpTin tiêu điểmThủ tục đăng ký tạm trú giữa hai người chưa kết hônCon của người tham gia kháng chiến có được ưu tiên trong tuyển sinh đại học?Vừa được vào biên chế có được đi học liên thông đại học hệ chính quy?Miễn giảm học phí cho con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ĐỌC NHIỀU NHẤTVừa được vào biên chế có được đi học liên thông đại học hệ chính quy?Vừa được vào biên chế có được đi học liên thông đại học hệ chính quy?

Ninh Thuận: 4 đối tượng giáo viên không được thuyên chuyểnNinh Thuận: 4 đối tượng giáo viên không được thuyên chuyển

Cõng chữ theo trẻ vạn đòCõng chữ theo trẻ vạn đò

Go to topTRANG CHỦThời sựGiáo dụcKết nốiTrao đổiKhoa họcCông nghệTrẻVăn hóaGia đìnhSức khỏeThế giớiXả xì trétNhân áiTrang chủ© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B - Ngô Quyền - Q.Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn “Báo Giáo dục & Thời đại” khi phát hành lại thông tin từ website.

FacebookFacebook

TwitterTwitter



View the Original article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét