Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Kỹ năng không thể thiếu khi học Hình họa

" data-dnt="true">Tweet

GD&TĐ - Giảng viên Phạm Thị Thu Hằng - Khoa Nghệ thuật (Trường ĐH Đồng Tháp) - cho rằng, để học tốt môn hình họa, sinh viên cần trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết đối với môn học. Cùng với đó là lượng kiến thức về giải phẫu tạo hình và phối cảnh xa gần đầy đủ.

Các kỹ năng như: Quan sát, so sánh, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin thông qua việc thực hành nghiên cứu, tham khảo tài liệu, đánh giá và nhận xét bài vẽ… phải được rèn luyện thường xuyên.

Kỹ năng quan sát - so sánh

Đây là một trong những kỹ năng cần thiết và rất quan trọng đối với người học mỹ thuật nói chung và đặc biệt là học hình họa nói riêng.

Quan sát để nhận biết về bố cục, đặc điểm, cấu trúc, tỷ lệ, nguồn sáng, đậm nhạt, không gian… của mẫu dể người vẽ có thể chủ động về mọi mặt trong quá trình tiến hành bài vẽ

Quan sát, so sánh để tìm được vị trí thích hợp, phù hợp với khả năng của người vẽ

Quan sát, so sánh để rèn luyện thêm kỹ năng ghi nhớ nhằm hỗ trợ cho các bài học nâng cao khác (bởi kiến thức của môn hình họa được phát triển từ thấp lên cao, học phần trước hỗ trợ đắc lực cho học phần sau)

Quan sát để so sánh với mẫu vẽ qua đó nhận ra những điểm sai trên bài vẽ của mình, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp…

Rèn luyện kỹ năng quan sát và so sánh không chỉ ở những bài học được thực hiện trên lớp mà sinh viên cần phải tập cho mình thói quen quan sát và so sánh ở mọi lúc và mọi nơi.

Sự quan sát thường xuyên này sẽ giúp cho mình ghi nhớ được nhiều vấn đề không chỉ hỗ trợ cho môn học hình họa mà nó còn hỗ trợ cho rất nhièu các môn khác của chuyên ngành.

Kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin

Đây cũng là một kỹ năng cần thiết không chỉ với môn học Hình họa mà cho hầu hết tất cả các môn học khác của chuyên ngành.

Cụ thể: Phân tích và đánh giá thông qua các buổi chấm bài, thảo luận, thông qua việc tham khảo tài liệu học tập. Phân tích về cái đạt và cái chưa đạt, cái đẹp và chưa đẹp của bài vẽ thông qua những yêu cầu cơ bản như : Bố cục, hình (đường nét, cấu trúc, tỷ lệ), mảng, khối, đậm nhạt, sáng tối, không gian, màu sắc, chất và màu của mẫu và hiệu quả về bút pháp, chất liệu…

Đứng trước một bài vẽ nào đó, trước hết sinh viên cần có một thái độ tích cực trong vấn đề tự phân tích và đánh giá, không nên nhút nhát hay thụ động, sợ sai mà không dám đánh giá.

Chính sự mạnh dạn và tích cực sẽ giúp cho năng lực phân tích đánh giá của sinh viên ngày càng được nâng cao. Và thông qua việc phân tích đánh giá đó của mình, của bạn bè và của giáo viên sinh viên sẽ có được kỹ năng tổng hợp thông tin và từ đó sẽ có khả năng giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.

Kỹ năng thực hành

Đây là một kỹ năng đặc trưng nhất của ngành học nói chung và môn học hình họa nói riêng, rèn luyện kỹ năng thực hành chính là việc rèn luyện nâng cao khả năng chuyên ngành, là việc áp dụng các kiến thức từ lý thuyết đến việc thể hiện thực hành kỹ thuật bằng tay, kết hợp với khối óc. Kết quả cuối cùng là sản phẩm, là bài vẽ hay là tác phẩm.

Kỹ năng thực hành cụ thể trong môn hình họa này bao gồm: Xác định và xây dựng bố cục, kỹ năng phương pháp dựng hình, đánh bóng và hoàn chỉnh bài.

Hải Bình (ghi)

TweetQuay lại đầu trangTAGrèn luyện, đánh giá, thực hành, môn học, học phần, giải phẫu, tham khảo, Đại học Đồng ThápGửi ý kiến bạn đọcRefreshGửiTrang:1Các tin khác26-06-2014Bí quyết đơn giản của những “kiện tướng” tiếng Nga25-06-2014Lên men đời sống hàng ngày và văn hóa Tây Nguyên25-06-2014TPHCM: Đôi bạn chia sẻ “bí kíp” thành thủ khoa tốt nghiệp25-06-2014Gặp nữ sinh điểm 10 môn Sử25-06-2014Bí quyết vào được các đại học “top” của Mỹ24-06-2014Hiệu quả bất ngờ khi dạy học Lịch sử với bài tập nhận thức24-06-2014Giúp sinh viên rèn khả năng nghiên cứu khoa học23-06-2014Những “đặc quyền” của giáo viên chủ nhiệm22-06-2014Những cách bảo quản đồ dùng dạy học đơn giản, hiệu qủa22-06-2014Nữ sinh Việt 4 lần được Tổng thống Mỹ tặng bằng khen bật mí bí mậtTin tiêu điểmSáng tạo với bản đồ nổi cho học sinh khiếm thịLên men đời sống hàng ngày và văn hóa Tây NguyênTPHCM: Đôi bạn chia sẻ “bí kíp” thành thủ khoa tốt nghiệpGặp nữ sinh điểm 10 môn SửGiúp sinh viên rèn khả năng nghiên cứu khoa họcĐỌC NHIỀU NHẤTSáng tạo với bản đồ nổi cho học sinh khiếm thịSáng tạo với bản đồ nổi cho học sinh khiếm thị

Ôn thi cùng các thủ khoa đại họcÔn thi cùng các thủ khoa đại học

Go to topTRANG CHỦThời sựGiáo dụcKết nốiTrao đổiKhoa họcCông nghệTrẻVăn hóaGia đìnhSức khỏeThế giớiXả xì trétNhân áiTrang chủ© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B - Ngô Quyền - Q.Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn “Báo Giáo dục & Thời đại” khi phát hành lại thông tin từ website.

FacebookFacebook

TwitterTwitter



View the Original article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét