Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Đề thi gây 'bão' tranh luận

Đề thi gây "bão" tranh luận - VietNamNet Cập nhật 27/06/2014 22:38:35 (GMT+7)TuanVietNam | vef | GameSao |2Sao | TTOL | Vland | English | Thể Thao | WORLD CUP | Echip |VideoGoTrang chủNextToàn cảnh vụ máy bay Malaysia mất tích bí ẩn | 09/03/2014Toàn cảnh vụ sập cầu, hàng chục người thương vong | 25/02/2014Toàn cảnh căng thẳng tại Ukraina | 24/02/2014Toàn cảnh vụ xét xử siêu lừa Huyền Như | 14/01/2014Toàn cảnh vụ xét xử em trai Dương Chí Dũng | 09/01/2014Đường dây nóng HN: 0923457788Đường dây nóng HCM: 0962237788Bảo vệ khách hàng: 0923457799Giao diện MobileXã hộiThời sự trong ngàyPháp luậtÔ tô-Xe máyAn toàn giao thôngCNTT-Viễn thôngXa lộ thông tinThế giới sốViễn thôngVirus - HackerSản phẩmGiáo dụcTuyển sinhDiễn đànGiảng đườngNếp nhàDu họcĐường vào HarvardChính trịBiển ĐôngThời sự QHChống tham nhũngSửa hiến phápCải cách lươngĐại biểu QHĐời sốngGia đìnhSống lạSức khỏeDu lịchDiệu kỳ trà Hoàn NgọcĐôi mắt và cuộc sốngKinh tếTài chínhKinh doanhThị trườngThị trường - Tiêu dùngQuốc tếThế giới 24hBình luận quốc tếNhân vật và đối thoạiHồ sơThế giới đó đâyViệt Nam và thế giớiVăn hóaNóngXem nghe chơiNhạcPhimPhát ngônChúng tôi chọnKhoa họcKhoa học Công nghệMôi trườngSức khỏe Giới tínhKhám pháHỏi đápBạn đọcChuyện chung-chuyện riêngHồi âmChia sẻNhịp cầu thơ24h quaỨng dụngTrang chủGiáo dục ›› 27/06/2014 09:15 GMT+7   Vũng Tàu:Đề thi gây "bão" tranh luận

Đột phá! Đó là nhận định của dư luận phụ huynh học sinh đối với đề thi môn ngữ văn tuyển sinh lớp 10 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ngày 25-6, gần 12.000 học sinh (HS) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2014-2015.

Đề thi vào lớp 10, bất ngờ lớn, Vũng Tàu
Một hình ảnh trong đề thi

“Nổ” ra tranh luận

Khi môn thi kết thúc, bên ngoài các hội đồng thi lập tức “nổ” ra những cuộc tranh luận về đề thi. Trong khi có HS, phụ huynh bày tỏ sự bất ngờ và kêu khó thì cũng có nhiều người khác lại đánh giá đề quá hay và nhiều HS làm được bài. Đến hội đồng thi nào cũng nghe bàn tán về đề thi môn văn.

Phụ huynh Nguyễn Thị Lan (có con học Trường THCS Kim Đồng) nói về đề thi môn văn: “Con tôi về kể cháu làm được bài. Các câu cảnh báo vấn đề thực tế của xã hội cháu có theo dõi qua thời sự nên nắm được”.

Về đổi mới đề thi văn, ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết: Mục tiêu ra đề thi môn văn năm nay là hạn chế HS học thuộc lòng máy móc, “đánh bại” thói quen không tốt của cả thầy và trò trong thi môn ngữ văn là làm văn theo bài văn mẫu. “Chúng tôi không muốn đề thi chỉ đơn giản là phân tích một bài văn, một khổ thơ, là kiểm tra kiến thức của các em mà mong các em phải vận dụng được kiến thức đã học vào xử lý tình huống thực tế trong cuộc sống hằng ngày” - ông Giang nhấn mạnh.

Dạy văn là dạy người

Ông Giang chia sẻ thêm ba tình huống cảnh báo đều là những vấn đề rất thực tế, nóng và nhạy cảm hiện nay. Đặc biệt, khi nói về sự vô cảm, đề đã dùng hình ảnh để minh họa thay cho lời diễn giải. Nhiều HS đi ngoài đường thấy cảnh đánh nhau, uy hiếp người yếu thế hơn nhưng không dám bênh vực, bỏ qua. Đó là biểu hiện của sự vô cảm.

“Chúng tôi muốn giáo dục, cung cấp cho HS không những có được kiến thức về văn chương mà mục tiêu dạy văn là dạy người, dạy cho HS phân biệt cái đúng, cái sai, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội. Đề thi lần này có thể có nhiều em điểm không cao vì học “lệch tủ” nhưng chúng tôi cũng sẽ chấp nhận. Thông qua một kỳ thi nhưng mục tiêu của chúng tôi là thực hiện đổi mới trong dạy văn, học văn cho thời gian sắp tới” - ông Giang chia sẻ.

Đề thi vào lớp 10, bất ngờ lớn, Vũng Tàu Đề thi Sẽ không còn học tủ, dạy theo văn mẫu 

Nhiều giáo viên nhận xét đề thi môn ngữ văn năm nay hay và khá khó, buộc HS phải tư duy.

Đề thi có cấu trúc gồm bốn câu. Khác với những năm trước, câu 1, 2 thường là câu dễ lấy điểm và kiểm tra kiến thức học thuộc lòng của HS thì năm nay Sở đã chọn cách ra đề buộc HS phải tư duy, đọc đề kỹ và viết chuẩn, ngắn gọn thì mới có thể có được trọn vẹn 2 điểm cho hai câu, trong đó có câu “Viết một câu văn trình bày quan điểm của học sinh về chủ quyền đất nước, bắt đầu bằng: Trường Sa, Hoàng Sa…”.

Ở câu thứ ba, đề thi đưa ra ba lời cảnh báo rất thực tế và cũng là vấn đề nóng, nhạy cảm hiện nay, kèm những trích dẫn, số liệu có thực gồm: Cảnh báo về tình trạng nói dối ở HS, sinh viên hiện nay; cảnh báo về ý thức của người tham gia giao thông; cảnh báo về lối sống vô cảm. Từ đây, đề yêu cầu HS viết một bài văn khoảng một trang giấy trình bày về một trong ba cảnh báo trên. Để làm câu này, HS cần có những hiểu biết thực tế xã hội và lối hành văn chắc chắn, mạch lạc.

Cách dạy văn bây giờ từ tiểu học trở đi hầu như đều làm theo văn mẫu. Tôi đã đi chấm thi và gặp nhiều trường hợp có những sai sót rất đáng báo động khi làm theo văn mẫu mà các em không hiểu thực chất vấn đề! Hy vọng từ những năm học tiếp theo, giáo viên sẽ chú trọng hơn để không còn tình trạng học tủ, ôn trọng tâm, dạy làm theo văn mẫu nữa.

Cô Nguyễn Thị Phương, giáo viên dạy văn, Hiệu trưởng Trường THCS Vũng Tàu (TP Vũng Tàu)

Học sinh sẽ ý thức được trách nhiệm với gia đình, xã hội

Trước hết, tôi xin nói lại cho rõ: Trong một bài nói chuyện của mình, tôi trích dẫn kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục công bố năm 2008 về tỉ lệ nói dối này. Báo đưa tin không chính xác, sau đó tôi đã cải chính.

Về đề thi, tôi đánh giá cao xu hướng ra đề thi dạng mở như vậy. Học sinh sẽ được kéo gần hơn với cuộc sống để tiếp cận thực tế. Từ đó góp phần xóa tình trạng học sinh làm bài theo kiểu học thuộc lòng, máy móc theo ý thầy cô dẫn đến thiếu sự sáng tạo trong học tập và cuộc sống.

Đề thi đưa tình trạng nói dối, ý thức tham gia giao thông và lối sống vô cảm - đều là những vấn đề nhức nhối đang tồn tại trong xã hội, học sinh sẽ có những suy nghĩ nhất định, hiểu đúng bản chất vấn đề và thể hiện được sự đấu tranh chống tiêu cực. Lâu nay chúng ta hay nghĩ rằng học sinh còn nhỏ, không nên tiếp cận với những vấn đề tiêu cực hoặc là chỉ đề cập, giảng dạy những điều tốt đẹp, còn cái xấu xa thì che đậy là không đúng. Dù học sinh ở lứa tuổi nào cũng có cách tư duy và cái nhìn riêng đối với từng vấn đề trong thực tế để thể hiện vào bài viết. Đó cũng là cách để từng học sinh tự nhìn lại mình, rút kinh nghiệm, nâng cao nhận thức hơn cho bản thân trong ứng xử với cuộc sống. Đồng thời, mỗi học sinh sẽ ý thức được trách nhiệm của mình, cùng với trách nhiệm chung của gia đình và xã hội nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

GS-TSKH Trần Ngọc Thêm,Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM

Theo Trùng Khánh - Phạm Anh (Pháp luật TP.HCM)

 Đề thi vào lớp 10, bất ngờ lớn, Vũng Tàu    Đánh giá:     Tin mới nhấtTP.HCM: Khí độc trong các phòng học máy lạnh gấp 3 quy địnhTP.HCM: Khí độc trong các phòng học máy lạnh gấp 3 quy địnhTuyển 1.200 ứng viên đào tạo tiến sĩ ở nước ngoàiTuyển 1.200 ứng viên đào tạo tiến sĩ ở nước ngoàiNhững cái tên độc đáo nhất VNNhững cái tên độc đáo nhất VN Tin khácNhững cái tên độc đáo nhất VN   (7 giờ trước) Hoa khôi 'vầng trăng khuyết' tốt nghiệp ĐH loại giỏi   (7 giờ trước) Hiệu phó đi bệnh viện về thì mất trường   (21 giờ trước) Tuyển 1.200 ứng viên đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài   (5 giờ trước) 3 người Việt Nam lọt top nhà khoa học có ảnh hưởng nhất 2014   (26/06/2014) Mỗi năm dư 12 nghìn cử nhân tài chính, ngân hàng   (26/06/2014) Tên khai sinh của bạn nói lên điều gì ?   (26/06/2014) Ngày hội việc làm CMC trong trường ĐH khắp nước   (13 giờ trước) Trường báo viết sai tên trong bằng tốt nghiệp   (26/06/2014) Cần giảm 1/3 số lượng trường đại học công   (25/06/2014) Sẽ xếp loại giảng viên thành 3 hạng   (25/06/2014) Mùa đầu 'ra riêng' tuyển sinh, nhiều trường phấn khởi   (25/06/2014)  Đọc nhiều nhấtPhản hồi nhiều  Mới nóngVN nhẫn nại, không nhẫn nhụcVN nhẫn nại, không nhẫn nhụcĐột nhập email chiếm đoạt hàng trăm ngàn USDĐột nhập email chiếm đoạt hàng trăm ngàn USDFan đổ xô ra sân bay đón SuarezFan đổ xô ra sân bay đón SuarezCục Hàng không giám sát đặc biệt với Vietjet AirCục Hàng không giám sát đặc biệt với Vietjet AirDòng sự kiệnSở Giáo dục TP.HCM 'chờ thời gian trả lời' chất lượngSở Giáo dục TP.HCM 'chờ thời gian trả lời' chất lượngRối bời vì chương trình tiếng AnhThay chương trình Cambridge: Sự đã rồi!Giáo dục châu Á thách thức châu ÂuDiễn đànGiáo dục: Giữa tự do và cưỡng báchMột trong những vấn đề khó khăn nhất của giáo dục là làm sao hợp nhấtviệc con người vừa phải phục tùng sự cưỡng bách, vừa có năng lực sửdụng sự tự do của mình.Mô hình mới: Tứ diện giáo dụcThứ trưởng không giỏi ngoại ngữ thì giải thích sao?Du họcTuyển 1.200 ứng viên đào tạo tiến sĩ ở nước ngoàiTuyển 1.200 ứng viên đào tạo tiến sĩ ở nước ngoàiCơ hội cuối nhận học bổng 287 triệu ĐH Northampton Anh quốcHọc bổng Đại học công lập Hull - Anh quốcGiáo dục châu Á thách thức châu ÂuChuyển động trẻHoa khôi 'vầng trăng khuyết' tốt nghiệp ĐH loại giỏiHoa khôi 'vầng trăng khuyết' tốt nghiệp ĐH loại giỏiTên khai sinh của bạn nói lên điều gì ?Mốt kinh dị: Cắt ngón chân để xỏ vừa giày cao gót7h tối, sếp gọi cũng phải bỏ bia mà đếnNếp nhàNhững cái tên độc đáo nhất VNNhững cái tên độc đáo nhất VNBức thư đặc biệt của bé gái gửi GoogleMẹ bán xôi, con mặc vest ngày bảo vệ tốt nghiệpLuyện ăn cho con trước khi vào… lớp 1Tiêu điểm"Hãy để chúng tôi được làm thầy"Cô gái cầm biển xin ôm đi khắp phốCô gái cầm biển xin ôm đi khắp phốClip làm thức tỉnh những người ngồi trước màn hìnhClip làm thức tỉnh những người ngồi trước màn hìnhChuyện ở ngôi trường thay biển Chuyện ở ngôi trường thay biển "Tiên học lễ..."     Đặt VietNamNet làm trang chủ Liên hệ quảng cáo Đường dây nóng HN: 0923457788 - HCM: 0962237788 Tuyển dụngỨng dụngTrang chủ | Xã hội | Giáo dục | Chính trị | Đời sống | Kinh tế | Quốc tế | Văn hóa | Khoa học | CNTT-Viễn thông | Bạn đọc | Thể thao |  English

© 1997-2013 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Thông tin Tòa soạn - Liên hệ Tòa soạn - Nhận tin RSS

® Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Đơn vị quảng cáo: Công ty cổ phần truyền thông VietNamNet

-     Hà Nội. Tel: 04 3772 7988 - Hotline: 0919 405 885
      Email: vietnamnetjsc.hn@vietnamnet.vn

-     Tp.HCM. Tel: 08 3930 9885 - Hotline: 0919 435 885
      Email: vietnamnetjsc.hcm@vietnamnet.vn

VietNamNet... ...Liên hệ Tòa soạn

Đóng lại

Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn



View the Original article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét